Ô tô Toyota cố tình vượt đèn đỏ: Dân mạng đòi phạt nghiêm
Trong ngày hôm nay, nhiệt độ cao nhất có thể lên đến 38 độ C ở các tỉnh như Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai. Tây Ninh cao nhất đến 37 độ C còn TP.HCM là 36 độ C.Candy Gaming: 'Trở về tuổi thơ' với phòng game phong cách Pokemon
Sau trận hòa 0-0 tiếc nuối với Trường ĐH Văn Hiến ở ngày ra quân bảng B giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025), đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã tăng tốc.Trong trận gặp đối thủ Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM), Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã chơi lấn lướt. Học trò ông Nguyễn Công Thành đá chặt chẽ trong hiệp 1 để thăm dò và "bào sức" đối thủ, rồi vùng lên trong hiệp 2, định đoạt trận đấu bằng những miếng đánh biên sắc bén.Cả hai bàn thắng của trận đấu đều xuất phát từ đôi chân của những cầu thủ mang áo số 4, nhưng kết quả... trái ngược. Số 4 Nguyễn Tấn An của Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) phản lưới nhà ở phút 43, trong khi số 4 Trần Nguyễn Duy Long của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là tác giả của bàn ấn định chiến thắng với cú sút cận thành hiểm hóc. "Đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa hiểu rằng Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) rất mạnh, trong đó có số 7 (Nguyễn Quang Huy) đặc biệt nguy hiểm. Đội chúng tôi đã theo kèm cầu thủ này rất sát từ đầu đến cuối. Đồng thời, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa chưa đảm bảo thể lực, có một số ca chấn thương. Tính chất trận đấu căng thẳng cũng khiến một số cầu thủ bị khớp, có tâm lý không tốt. Tuy nhiên, chúng tôi quyết định đá áp sát ngay từ đầu. Nếu nhường sân cho đối thủ thì không ổn, nên phải đẩy lên pressing luôn. Tôi cũng có cảm giác đội Trường ĐH Bách Khoa (ĐHQG TP.HCM) có mệt mỏi, nên để hở trong các tình huống thủng lưới. Với đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa, chiến thắng này có màu sắc may mắn. Chúng tôi sẽ nâng niu từng trận đấu, để nếu có bị loại thì cũng vui vẻ rời đi, không hối tiếc vì đã là một phần của vòng chung kết", HLV Nguyễn Công Thành chia sẻ. Đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã nối dài chuỗi trận sạch lưới (cả vòng loại và vòng chung kết) ở giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lên con số 3. Học trò ông Nguyễn Công Thành hòa 0-0 trước Trường ĐH Thủy lợi rồi thắng trên chấm luân lưu ở vòng loại, hòa 0-0 trước Trường ĐH Văn Hiến, trước khi hưởng trọn niềm vui chiến thắng ở trận đấu chiều nay.Dù có trong tay đội hình "hỗn hợp", với những cầu thủ từng ăn tập lẫn chưa ăn tập chuyên nghiệp, nhưng ông Nguyễn Công Thành không có sự phân biệt nào trong khâu huấn luyện.Người thầy của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa dạy học trò phải đá đẹp, tôn trọng đối thủ và trọng tài. Dù thắng hay thua, tác phong trên sân cũng phải đẹp. "Một khi đã đưa ra quyết định, trọng tài sẽ không bao giờ thay đổi. Mình phản ứng thì chỉ có thiệt, nên cần tôn trọng trọng tài. Đối thủ cũng là lứa tuổi sinh viên, nên tôi muốn học trò phải tôn trọng đối thủ. Họ cũng là sinh viên giống cầu thủ của tôi. Bởi vậy, tôi dặn cầu thủ Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa không được trả đũa", ông Nguyễn Công Thành trải lòng. "Chúng tôi trân trọng từng cơ hội khi được góp mặt ở vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam. Đã góp mặt tại đây, đội nào cũng mạnh, đừng nghĩ đối thủ nào là dễ đánh bại. Đội Trường ĐH Tôn Đức Thắng ở trận ra quân hòa không bàn thắng, nhưng đến trận sau lại dẫn bàn ĐH Huế. Bóng đá sinh viên luôn khó nói. Vậy nên, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa luôn đề cao mọi đối thủ".Ở trận hạ màn, Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa sẽ đối đầu Trường ĐH TDTT Đà Nẵng. Đại diện khu vực phía bắc đang tạm dẫn đầu bảng B với 4 điểm sau 2 trận, hiệu số +2. Nếu Trường ĐH TDTT Đà Nẵng thắng Trường ĐH Văn Hiến, ngôi đầu sẽ đổi chủ. Món quà tri ân cầu thủ vắng mặtSau bàn nâng tỷ số lên 2-0, các cầu thủ Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã chạy về khu vực kỹ thuật để lấy chiếc áo cam (màu áo của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa ở vòng loại phía bắc) rồi ăn mừng trước ống kính máy quay. HLV Nguyễn Công Thành lý giải, đây là màn ăn mừng để động viên một thành viên thân thiết của đội (mang áo số 18), không thể dự giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 do chấn thương nặng trong buổi tập trước giải."Các cầu thủ Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa muốn động viên đồng đội mọi lúc mọi nơi. Chúng tôi là một đội đoàn kết", HLV Nguyễn Công Thành đánh giá.
Chống sốc cho cả phụ huynh và trẻ trước khi vào lớp 1
Chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) kiểm tra thực tế công tác giải tỏa sân vận động Chi Lăng, tiếp xúc, vận động các hộ dân thuộc diện di dời phục vụ dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại đây.Theo Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu, tính đến hết tháng 2 vừa qua, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng có 100 hồ sơ thuộc diện giải tỏa đền bù, đến nay có 94/100 hồ sơ đã bàn giao mặt bằng.Trong 6 hồ sơ còn lại, Q.Hải Châu liên tục họp, tiếp công dân với tinh thần làm việc quyết liệt, khẩn trương, hỗ trợ tối đa quyền lợi để người dân yên tâm, sớm di dời, ổn định cuộc sống.Tính đến chiều 5.3 đã có thêm 1 hồ sơ của tổ chức là Ngân hàng TMCP Kiên Long và 1 hồ sơ hộ ông Hồ Trãi (địa chỉ 246 Hùng Vương, P.Hải Châu) đã cam kết thời gian bàn giao mặt bằng chậm nhất 15.4.Đối với 4 hộ còn lại chưa thống nhất, Hội đồng giải phóng mặt bằng Q.Hải Châu đã làm việc và đưa ra các phương án đền bù tối ưu, tốt nhất cho các hộ.Tại buổi kiểm tra thực tế chiều 5.3, lãnh đạo Q.Hải Châu yêu cầu các cơ quan, địa phương tiếp tục vận động, tuyên truyền, giải thích và thực hiện đồng bộ các giải pháp để các hộ còn lại đồng thuận bàn giao mặt bằng theo đúng quy định.Lãnh đạo Q.Hải Châu cũng bày tỏ quyết tâm hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trước ngày 30.4 theo đúng tiến độ kế hoạch thành phố giao.Như Thanh Niên đã thông tin, dự án Khu phức hợp thương mại dịch vụ cao tầng tại sân vận động Chi Lăng liên quan vụ án Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh.15 năm qua, dự án "đứng bánh", việc giải tỏa, bàn giao mặt bằng sạch tại sân vận động Chi Lăng để phục vụ dự án nằm trong chủ trương, định hướng của TP.Đà Nẵng nỗ lực giải phóng các nguồn lực đất đai, gỡ vướng cho các dự án treo nhằm khơi thông các nguồn lực phát triển thành phố.
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 6 giờ sáng nay 7.2 ở khu vực ngã tư đường Bùi Hữu Nghĩa - Phan Văn Trị (Q.5), nơi nổi tiếng với nhiều tiệm heo quay, vịt quay có thâm niên ở TP.HCM đông nghẹt người tới mua. Dòng người xếp hàng đông, có tiệm hơn 20 nhân viên tất bật chặt thịt, gói hàng, giao hàng và thu tiền.Một nhân viên tại tiệm vịt quay, heo quay cho biết, bình thường tiệm mở cửa lúc 5 giờ nhưng sáng nay mở sớm hơn 1 tiếng, từ 4 giờ để phục vụ khách hàng. Từ tờ mờ sáng, nhiều người đã xếp hàng chờ tới lượt mua để về cúng ngày vía Thần Tài. Hôm nay, giá heo quay từ 350.000 – 400.000 đồng, vịt quay là 350.000 đồng/con."Giá bán không tăng so với ngày thường, chúng tôi phải đứng đây để hướng dẫn vì lượng khách mua quá đông. Sáng nay, người mua heo quay nhiều hơn vịt quay, ngày mùng 10 tháng giêng hàng năm khách đến rất đông nên phải chuẩn bị hàng nhiều hơn. Chúng tôi mở bán đến tối muộn, càng về sáng lượng khách đến mua càng đông. Thời điểm 6 – 7 giờ đông nhất vì mọi người tranh thủ mua về cúng sớm, không nhất thiết phải đợi đến trưa", nam nhân viên cho hay. Bà Phương (67 tuổi, ở Q.3) đến từ 6 giờ xếp hàng mua heo quay. 30 phút sau vẫn chưa tới lượt nhưng bà vẫn vui vẻ chấp nhận vì "ai cũng phải đợi như vậy". Người phụ nữ theo đạo Công giáo không cúng ngày vía Thần Tài nhưng xếp hàng giữ chỗ cho con rể mua cúng mong làm ăn phát đạt. "Vợ chồng con gái bận chút việc nên tôi xếp hàng đợi, lát nữa con sẽ quay lại mua về cúng. Bình thường tôi hay ăn heo quay, vịt quay ở đây nhưng đây là lần đầu tiên chứng kiến cảnh đông đúc vì hôm nay lượng người mua tăng đột biến. Con rể tôi mua heo quay cúng ngày vía Thần Tài mong gặp nhiều may mắn, nhìn cảnh xếp hàng đông không biết bao giờ mới tới lượt", bà Phương nói. Bà Nguyễn Thị Ngọc Thiệt (57 tuổi, ở Q.6) đến tiệm vịt quay, heo quay mua từ sáng sớm. Dù biết sẽ có đông người mua vào ngày vía Thần Tài nhưng bà vẫn đến đây đợi vì thường xuyên mua ở tiệm quen thuộc. Năm nào bà cũng mua heo quay cúng ngày vía Thần Tài. "Ngoài heo quay, tôi còn mua thêm cá lóc. Tôi mua cá lóc nhanh hơn heo quay, không phải đợi lâu, phía trên còn quá trời người đợi, không biết bao giờ mới tới lượt. Nãy giờ tôi xếp hàng 20 phút vẫn chưa tới lượt, mua vịt quay không phải đợi nhưng nhà tôi thường cúng heo quay. Mấy tiệm này nổi tiếng nên việc xếp hàng chờ tới lượt mua là điều bình thường, chỉ mong đến lượt vẫn còn heo quay để mua là được", bà Thiệt cho hay. Ông Tuấn, một shipper chia sẻ: "Khách đặt thịt đùi nhưng nãy giờ tiệm chỉ mới có ba rọi, tôi chờ lâu quá giờ gọi lại hỏi khách có muốn đổi cho nhanh không nhưng họ không bắt máy. Tôi vẫn đang đợi, chưa dám đi giao vì sợ khách không đồng ý, bởi vậy mới khổ, tôi còn ứng mấy trăm cho đơn hàng này nên phải đợi. Hôm nay, khách đến mua đông, chờ mãi mới tới lượt".
Thanh niên lái xe máy vào đường cấm, lạng lách 'như diễn xiếc' trên cầu Sài Gòn
Bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình bàn chân Matthew Fitzpatrick (Anh) cho biết, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến các cơ quan hoặc bộ phận của cơ thể, theo chuyên trang Patient (Anh).“Khi bị tiểu đường, cơ thể mất khả năng kiểm soát glucose. Nồng độ glucose cao ảnh hưởng đến sự tương tác phức tạp và nhạy cảm của các hóa chất, enzyme trong thành mạch máu, dẫn đến nhiều thiệt hại trong cơ thể. Các mạch máu nhỏ dễ bị tổn thương, nghĩa là lượng máu cung cấp cho bàn chân và các khu vực khác - bao gồm cả thận và mắt - có thể bị hạn chế”, Fitzpatrick cho hay. Khi các mạch máu ở bàn chân bị tổn thương, người bệnh thường mất cảm giác, bắt đầu bằng việc ngứa ran ở ngón chân rồi lan đến bàn chân.Nguồn cung cấp máu bị tổn hại cũng khiến các vết thương ở bàn chân mất nhiều thời gian hơn để lành, tăng khả năng bị nhiễm trùng. BaDan Howarth, tổ chức về bệnh tiểu đường của Anh Diabetes UK, cho biết: “Việc nhiễm trùng bàn chân ở người bị tiểu đường là rất đáng lo ngại và quan trọng, vì nếu không thể kiểm soát được có nguy cơ cao phải cắt cụt bàn chân hoặc cả chi”.Mọi người bị bệnh tiểu đường đều có nguy cơ mắc các vấn đề về chân. Tuy nhiên, việc kiểm soát tình trạng bệnh hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ này. Ngoài việc tuân theo các lời khuyên từ bác sĩ phụ trách và dùng thuốc theo toa, người bệnh tiểu đường cần phải chú ý đến đôi chân để có thể xử lý mọi vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở nên trầm trọng hơn.Bác sĩ Fitzpatrick khuyên rằng những người mắc bệnh tiểu đường nên kiểm tra bàn chân mỗi ngày.“Quan sát cẩn thận trên, dưới chân, giữa các ngón chân, xung quanh bàn chân và sau gót chân để phát hiện bất kỳ tổn thương nhỏ nào như vết rách, vết sưng, lớp dày sừng của da, vết bầm tím hoặc chấn thương”, bác sĩ Fitzpatrick nói. Rửa và lau khô đúng cách: Rửa chân bằng xà phòng và nước ấm. Lau khô chân thật kỹ, đặc biệt là giữa các ngón chân. Việc lau khô đúng cách sẽ ngăn ngừa nhiễm trùng và các bệnh nấm da chân hình thành.Dưỡng ẩm cẩn thận: Bác sĩ Fitzpatrick chỉ ra rằng người bệnh cần giữ cho làn da mềm mại bằng cách dưỡng ẩm cho bàn chân. “Mất nguồn cung cấp máu và tổn thương thần kinh làm giảm độ ẩm, khiến bàn chân trở nên khô ráp. Điều này dẫn đến nứt nẻ và có thể trở thành điểm nhiễm trùng”, bác sĩ Fitzpatrick giải thích.Một yếu tố quan trọng khác của việc chăm sóc bàn chân là đảm bảo rằng người bệnh được đi giày, dép phù hợp. Giày không vừa chân có thể dẫn đến tổn thương móng, phồng rộp, hình thành vết chai hoặc các vấn đề khác ở chân, từ đó gây nhiễm trùng. Nên đo chân và chọn loại giày, dép vừa vặn.“Nếu bị tiểu đường và mất cảm giác ở bàn chân, có vết thương ở chân, cần đi đến bác sĩ khám ngay để ngăn chặn các vấn đề tồi tệ hơn xảy ra”, bác sĩ Fitzpatrick khuyên.